Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất hiện nay

Trong lĩnh vực xây dựng, ở mọi hoạt động, các vấn đề liên quan đến chi phí công trình đều phải được thỏa thuận thật rõ ràng giữa các bên ngay từ khi ký kết hợp đồng đến khi chấm dứt. Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chính là cơ sở cuối cùng để kết thúc và bàn giao lại công trình, chấm dứt mọi thỏa thuận giữa các bên. Và sau đây là một số thông tin giúp bạn nắm rõ hơn về loại văn bản này.

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng được xác lập khi kết thúc việc tổ chức đấu thầu xây dựng, đồng thời đây cũng là khởi đầu của quá trình thi công dự án đó. Xét về bản chất pháp lý, hợp đồng xây dựng thuộc loại hợp đồng dân sự, nó thể hiện sự giao kết giữa bên thầu và bên nhận thầu để thực hiện toàn bộ hay một phần công việc của dự án đầu tư xây dựng. Chính vì vậy mà việc thực hiện hay giao kết hợp đồng không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về xây dựng mà còn chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật về đấu thầu.

Thuật ngữ thanh lý hợp đồng xây dựng trước đây đã được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, tuy nhiên đối chiếu theo quy định của pháp luật thì hiện nay, Bộ luật dân sự không có quy định về khái niệm của thanh lý hợp đồng nữa. Tuy nhiên trong Luật xây dựng thuật ngữ này vẫn được ghi nhận trong văn bản pháp luật chuyên ngành.

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là loại biên bản ghi nhận lại sự việc sau khi hoàn tất mọi công việc của công trình, hai bên sẽ xác nhận lại chất lượng, khối lượng và các phát sinh cuối cùng rồi đồng ký tên vào biên bản.

Biên bản này thể hiện sau khi hoàn thành một giao dịch dân sự hay kinh tế nào đó, ví dụ như việc xây lắp một công trình, nhà xưởng đã được thể hiện qua một bản hợp đồng thi công trước đó. Các bên sẽ lập một văn bản để chính thức xác nhận không còn ràng buộc gì với nhau bất kể vấn đề gì về quyền và nghĩa vụ. Người ta còn gọi loại biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng này là loại văn bản có tính chất khóa sổ trong lĩnh vực xây dựng.

Mục đích và các trường hợp thanh lý hợp đồng xây dựng

Mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp các bên xác định được một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đã hoàn thành dự án đến đâu và những công việc nào còn chưa thực hiện được. Nếu chưa hoàn thành thì hợp đồng vẫn tiếp tục, đồng thời đây cũng là cơ sở để xác định hậu quả pháp lý, trách nhiệm tài sản trong quan hệ hợp đồng.

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 147 Luật xây dựng năm 2014 và Điều 23 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, các trường hợp được thanh lý hợp đồng được quy định cụ thể như sau:

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng 1

1/ Hợp đồng đã được các bên hoàn thành;

2/ Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Theo quy định thì thời hạn thanh lý hợp đồng không được xác định cụ thể mà sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng xây dựng có sử dụng vốn đầu tư từ Nhà nước thì kể từ ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo nghĩa vụ theo hợp đồng  thời hạn thanh lý hợp đồng sẽ là 45 ngày. Những hợp đồng có quy mô lớn, thời hạn thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không được quá 90 ngày.

Quyền và trách nhiệm của các bên sau khi ký kết thanh lý hợp đồng 

Đầu tiên là quyền của các bên sau khi thanh lý hợp đồng xây dựng:

  • Các bên có quyền yêu cầu thanh toán đầy đủ giá trị hợp đồng đã được giao kết trước đó;
  • Bên thi công sẽ bàn giao đầy đủ vật liệu, phương tiện phục vụ cho việc thi công xây dựng lại cho chủ dự án ;
  • Các bên thỏa thuận thanh toán những chi phí phát sinh nếu có;
  • Bên chủ dự án sẽ nhận được sự đảm bảo về chất lượng, số lượng công việc đã thực hiện.

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng 2

Tiếp theo là trách nhiệm của các bên sau khi thanh lý hợp đồng:

  • Tất cả các bên liên quan đến dự án có trách nhiệm ký kết biên bản nghiệm thu;
  • Những phần nghĩa vụ còn tồn đọng mà bên thi công chưa thực hiện thì vẫn phải thực hiện;
  • Có thiệt hại xảy ra sau khi thanh lý bên thi công sẽ phải bồi thường theo hợp đồng đã giao kết quy định.

Đây chỉ là một số quyền và trách nhiệm cơ bản sau khi các bên tham gia ký kết thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên quyền và trách nhiệm của các bên đã được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật đến khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ.

Kết luận

Trong bất kể giao dịch nào, mọi phát sinh liên quan đến chi phí giữa các bên đều phải được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch. Việc ký kết biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là rất cần thiết giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên và hạn chế các tranh chấp phát sinh.

Bài viết liên quan

Chuyên mục