Trong một số trường hợp việc ký kết hợp đồng nhưng vì yếu tố khách quan hoặc chủ quan mà không tiếp tục thực hiện. Khi đó hai bên có thể thỏa thuận để ký văn bản hủy hợp đồng. Vậy quy trình hủy như thế nào, mẫu biên bản hủy hợp đồng chính xác hiện nay là gì?
Table of Contents
Hủy bỏ hợp đồng là gì?
Thông thường hủy bỏ hợp đồng là việc hai bên thực hiện một thỏa thuận để xác nhận chấm dứt việc thực hiện một giao dịch nào đó. Theo Điều 423 của Bộ luật Dân sự 2015, hủy bỏ hợp đồng khi:
- Một trong các bên vi phạm hợp đồng và đây là điều kiện để hủy bỏ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng ký kết ban đầu
- Một trong các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ khiến bên còn lại không đạt được mục đích ban đầu khi hai bên ký kết hợp đồng. Lúc này, bên bị thiệt hại có quyền được hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại.
Mẫu biên bản hủy hợp đồng
Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, có 3 trường hợp được phép hủy bỏ hợp đồng bao gồm:
- Huỷ bỏ hợp đồng do các bên chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 424 của Bộ luật Dân sự 2015)
Bạn đọc có thể hiểu chậm thực hiện nghĩa vụ là việc một trong các bên không hoặc chậm chạp khi thực hiện nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong thời gian quy định theo hợp đồng gốc ban đầu.
Ngoài ra, nếu trong các điều khoản của hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng được quy định cụ thể thì mới đạt được mục đích, nhưng quá thời hạn mà bên có nghĩa vụ vẫn chưa hoàn thành đầy đủ, thì bên bị chậm trễ sẽ có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện (Điều 425 của Bộ luật Dân sự 2015)
Khi một bên không có khả năng để thực hiện một phần hoặc toàn phần hợp đồng khiến giá trị của hợp đồng không đạt được thì bên còn lại có thể yêu cầu thỏa thuận để hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho bên bị ảnh hưởng.
- Huỷ bỏ hợp đồng khi tài sản bị mất, bị hư hỏng (Điều 426 của Bộ luật Dân sự 2015)
Nếu một trong các bên làm mất, hư hỏng tài sản – đối tượng thực hiện của hợp đồng thì bên còn lại có quyền hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại bằng đúng số tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.
Thủ tục hủy bỏ hợp đồng
- Bước 01: Một bên khi muốn tạm dừng hợp đồng phải lập công văn hoặc văn bản thông báo cho bên còn lại được biết lý do hủy hợp đồng.
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ hợp đồng phải có trách nhiệm thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ.
Trong trường hợp nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên đối tác thì bên tạm ngừng thực hiện, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Bước 02: Thực hiện việc đàm phán giữa các bên để tìm ra hướng xử lý vấn đề cần giải quyết và khắc phục. Nếu trường hợp không thể đàm phán để có kết quả tốt đẹp hơn thì bắt buộc phải hủy bỏ hợp đồng
- Bước 03: Thực hiện việc xác định nghĩa vụ các bên liên quan trong hợp đồng.
Trên đây là mẫu biên bản hủy hợp đồng cũng như chi tiết quy trình hủy bỏ hợp đồng. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé.